DA NHIỄM CORTICOID – NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Corticoid là một loại thuốc kháng viêm, thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da với khả năng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Khi sử dụng mỹ phẩm với hàm lượng chất này cao, làn da sẽ nhanh chóng trắng mịn, làm mờ vết nám, tàn nhang. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên nhân khiến da nhiễm corticoid dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trên da.

1. Da nhiễm corticoid là gì?

Thực chất, corticoid được gọi đầy đủ là glucocorticoid – một loại hormone được sản xuất bởi vỏ thượng thận của cơ thể con người. Trong Y học, theo quy định của Bộ Y Tế corticoid được xếp vào nhóm chất độc dược bảng B. diamanten halsketting opnemen met airpods kissan nenäpunkki oireet dirty talk lines موقع حراج دراجات t shirt batman logo pochette teddy Italy nike mercurial safari jacket faretti incasso a scomparsa amazon lasten laskettelusukset ale secchiello ghiaccio per vino nome Italy adidas boat shoes amazon jeans 42 cappotto desigual amazon Italy pigiama juventus uomo trovaprezzi

Corticoid là dược phẩm hỗ trợ chống viêm, chống dị ứng, ngộ độc, ức chế miễn dịch hiệu quả trong lĩnh vực Y học. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để điều trị mụn viêm, mụn mủ, mụn cám, giảm nhờn da mạnh do ức chế các tuyến bã nhờn. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến da tổn thương từ sâu bên trong, bị mài mòn và viêm nhiễm nghiêm trọng. 

Điều này dẫn đến tình trạng da nhiễm corticoid do tích tụ chất độc thông qua việc sử dụng corticoid trong thời gian dài qua con đường thoa trực tiếp lên da. Biểu hiện dễ nhận thấy là sự dãn mạch máu sâu trong da gây xung huyết khiến da đỏ, nóng rát, nổi các mụn nhỏ li ti,…

Da nhiễm corticoid bị tổn thương nghiêm trọng

2. Nguyên nhân dẫn đến da bị nhiễm corticoid

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, sản phẩm làm đẹp, số trường hợp da nhiễm corticoid cũng ngày càng tăng, chủ yếu là do các nguyên nhân như:

  • Lạm dụng corticoid để điều trị trong thời gian dài.
  • Tự ý mua và sử dụng các sản phẩm chứa corticoid mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm định chất lượng và  chứa thành phần corticoid như: các loại kem trộn, trị mụn, kem trắng da cấp tốc, mỹ phẩm đa công năng.
Sử dụng sản phẩm kém chất lượng khiến da bị nhiễm corticoid

3. Dấu hiệu da nhiễm corticoid qua từng cấp độ

Tình trạng da nhiễm corticoid thường diễn ra theo từng cấp độ với biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Cụ thể:

Cấp độ 1: Sử dụng corticoid trong thời gian ngắn với tần suất và liều lượng thấp:

  • Cảm giác ngứa, châm chích trên vùng da thoa thuốc.
  • Sần sùi nhẹ trên bề mặt da.

Cấp độ 2: Viêm da cấp tính

  • Da bị sần đỏ kéo dài.
  • Xuất hiện nhiều mụn nước, khi vỡ ra có thể gây đau rát và nhiễm trùng da.
  • Sau khi mụn nước bị vỡ ra và khô lại sẽ trở nên thâm sạm.

Cấp độ 3: Dùng corticoid trong thời gian dài khiến hệ mao mạch dưới da bị tổn thương

  • Có cảm giác nóng ran và châm chích rất khó chịu tại vùng da sử dụng corticoid.
  • Mao mạch dưới da giãn nở bất thường.
  • Bề mặt da bị phù nề nghiêm trọng.

Cấp độ 4: Da bị tổn thương nghiêm trọng

  • Tăng tiết bã nhờn và xuất hiện nhiều mụn hơn trên bề mặt da.
  • Ngày càng có cảm giác ngứa ngáy và đau rát hơn.

Cấp độ 5: Da bị tổn thương ở mức trầm trọng nhất

  • Mao mạch dưới da bị giãn nở trên diện rộng.
  • Da ngày càng mỏng hơn do bị bào mòn trong thời gian dài, trở nên  khô và đóng vảy, bong tróc thành từng mảng lớn.
  • Mụn nổi lên với kích thước lớn, có thể kèm theo dấu hiệu  nhiễm trùng và hoại tử.

4. Phải làm sao khi nhiễm Corticoid ?

Nếu không được xử lý kịp thời, làn da nhiễm corticoid sẽ gây nên nhiều hậu quả và biến chứng khó lường. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu của việc da bị nhiễm corticoid, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Ngừng nay sản phẩm đang sử dụng và đến gặp bác sĩ da liễu khi xuất hiện những dấu hiệu da nhiễm corticoid ở mức độ nhẹ.
  • Những trường hợp da nhiễm corticoid ở mức độ nặng hơn, nên tìm đến bác sĩ da liễu để có biện pháp điều trị phù hợp. Không tự ý đột ngột ngừng dùng thuốc có chứa corticoid, bởi lúc này da đang bị “nghiện” corticoid, nếu xử lý sai thì tình trạng sẽ ngày càng nặng thêm.
  • Thường xuyên làm làm sạch da bằng nước sạch, nhưng tuyệt đối không được chạm tay, chà sát vào vùng da đang bị kích ứng để tránh gây nhiễm trùng.
  • Chăm sóc da bằng những sản phẩm không chứa hương liệu, đồng thời, tránh những thành phần như Camphor, Sodium Lauryl Sulfate, Menthol.
  • Hạn chế đối đa việc sử dụng mỹ phẩm và trang điểm. Trong những trường hợp bắt buộc phải makeup, chỉ nên dùng những sản phẩm có kết cấu lỏng và nhẹ.
  • Che chắn, bảo vệ da kỹ càng khi ra ngoài (đeo khẩu trang, nón rộng vành, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên). 
Hạn chế đối đa việc sử dụng mỹ phẩm và trang điểm

Da nhiễm corticoid sẽ bị bào mòn và tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, hãy để ý chăm sóc da thật cẩn thận, đồng thời tìm hiểu và sử dụng những sản phẩm an toàn, mang lại hiệu quả lâu dài, đảm bảo sức khỏe của làn da bạn nhé!