Làn da nhạy cảm được được đánh giá là “đỏng đảnh” và “khó chiều” bởi nó dễ bị kích ứng và mẫn cảm. Do đó, việc chăm sóc da nhạy cảm cũng là một vấn đề “khó nhằn”khiến các cô nàng của chúng ta phải đau đầu. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được cách chăm sóc làn da khó tính này cùng những điều cần lưu ý trong quá trình skincare mỗi ngày nhé!
Mục lục bài viết
1. Da nhạy cảm là gì?
Da nhạy cảm là loại da rất dễ bị kích ứng, viêm hoặc nổi mẩn đỏ,… thường bao gồm cả những vấn đề của da dầu và da khô nên khó phân biệt. Không như các loại da khác, da nhạy cảm có những biểu hiện rất đa dạng và dễ biến đổi. Cụ thể:
- Mang cả đặc điểm của da khô và da dầu: Da nhạy cảm có thể bị khô rát và bong tróc, đồng thời, nó cũng dễ tiết nhiều dầu khiến lỗ chân lông bít tắc và hình thành mụn. Những biểu hiện này thường xuất hiện luân phiên khiến làn da dễ bị ngứa rát, viêm nhiễm,…
- Dễ kích ứng với mỹ phẩm thông thường: Ở da nhạy cảm, lớp màng bảo vệ thường rất mỏng nên dễ bị kích ứng, mẩn ngứa, mề đay, nổi mụn khi tiếp xúc với hóa chất của mỹ phẩm.
- Nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, môi trường: Khi tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm môi trường hoặc do thay đổi thời tiết, da nhạy cảm có thể xuất hiện tình trạng bỏng rát, đỏ từng mảng đột ngột.
- Dễ cháy nắng, bỏng rát: Nếu da nhạy cảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 30 phút sẽ gây nên tình trạng bỏng rát, phát ban, nổi mụn nước,…
2. Nguyên nhân khiến da nhạy cảm
Trên bề mặt da có một lớp màng bảo vệ gọi là hydrolipid, nó hoạt động như một lá chắn để bảo vệ da khỏi vi khuẩn và những tác nhân gây kích ứng. Đồng thời, nó còn giúp duy trì độ ẩm tự nhiên, sự săn chắc, đàn hồi và mềm mại cho làn da.
Nhưng đối với làn da nhạy cảm, lớp màng bảo vệ này bị suy yếu khiến làn da dễ bị tổn thương trước những tác nhân gây hại như:
- Ô nhiễm không khí
- Thay đổi nội tiết tố
- Căng thẳng, thiếu ngủ
- Hóa chất độc hại
- Thường xuyên tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
3. Quy trình chăm sóc da nhạy cảm với 6 bước cơ bản
Da nhạy cảm nếu bị kích ứng thì cần có thời gian hồi phục khá lâu, do đó nếu sở hữu làn da này, bạn cần có cách chăm sóc rõ ràng, phù hợp với nhu cầu của da. Để chăm sóc da nhạy cảm tốt nhất, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
3.1. Tẩy trang cho da nhạy cảm
Cũng như các loại da khác, da nhạy cảm cũng cần được làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông. Bạn nên chọn những sản phẩm tẩy trang dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa mạnh, cồn hay hương liệu tổng hợp, bởi chúng sẽ gây mất cân bằng và khiến da kích ứng nặng nề hơn.
3.2. Sữa rửa mặt cho da nhạy cảm
Bạn chỉ cần rửa mặt tối đa 2 lần/ ngày, sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Không nên rửa mặt quá nhiều vì sẽ khiến da bị mỏng và trở nên nhạy cảm hơn. Cụ thể:
- Buổi sáng: Nên sử dụng loại sữa rửa mặt dịu nhẹ và lành tính với độ pH trong khoảng 5 – 5.5
- Buổi tối: Nên chọn những loại sữa rửa mặt có khả năng sạch sâu để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất tích tụ trong ngày.
Lưu ý: Nên tránh các sản phẩm chứa thành phần như Salicylic Acid, Alpha Hydroxy Acid (AHA) và Beta Hydroxy Acid (BHA) bởi chúng có tính tẩy rửa cao, dễ gây kích ứng da. Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa hạt li ti để rửa mặt vì chúng có thể gây thêm tổn thương cho da nhạy cảm.
3.3. Nước cân bằng cho da nhạy cảm
Trong quá trình chăm sóc da nhạy cảm, nước cân bằng sẽ giúp làm sạch sâu, ổn định độ pH và làm dịu da hiệu quả. Bạn nên chọn những sản phẩm không chứa cồn hay hương liệu. Ưu tiên sản phẩm chứa thành phần từ thảo mộc, cam thảo, trà xanh,… để đảm bảo an toàn cho da.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm cân bằng cho da nhạy cảm như INSTANT DEMAKE S. Đây là sản phẩm giúp cân bằng, làm sạch sâu, dưỡng ẩm cho da nhạy cảm đến từ Pháp được các chuyên gia, bác sĩ da liễu khuyên dùng.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn nước cân bằng dành cho da nhạy cảm tốt nhất. https://instantcosmetics.vn/cach-lua-chon-nuoc-can-bang-cho-da-dau-hieu-qua-nhat/
3.4. Tinh chất dưỡng da nhạy cảm
Serum là tinh chất cô đặc và dễ dàng thấm vào các tầng da để nuôi dưỡng chuyên sâu, bảo vệ làn da khỏi những tác động từ môi trường. Đối với làn da nhạy cảm, bạn nên chọn serum chứa thành phần như nha đam, tảo biển, niacinamide, ceramide,…
3.5. Kem dưỡng cho da nhạy cảm
Kem dưỡng ẩm là giải pháp cung cấp ẩm và dưỡng chất bị thiếu hụt, ngăn da bị mất nước và bảo vệ da khỏi tác động của môi trường. Sau khi thoa serum, kem dưỡng sẽ giúp “khóa” lại tất cả dưỡng chất thấm sâu vào da để chúng không bị bay hơi đi mất. Kem dưỡng ẩm an toàn và phù hợp cho da nhạy cảm thường chứa thành phần tự nhiên như dầu olive, jojoba, chiết xuất hoa cúc, nha đam, trà xanh hay ceramide.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng nếu kem dưỡng kết cấu quá đặc có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Vì thế, bạn nên chọn những loại kem dưỡng có kết cấu mỏng nhẹ như lotion hoặc gel cho da dầu nhạy cảm để cung cấp độ ẩm thiết yếu và thấm nhanh vào da. Với da khô nhạy cảm, bạn có thể dưỡng ẩm cho da bằng sản phẩm dạng kem tăng sự mềm mượt cho da.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm Instant Calm Lotion đến từ Pháp, với chiết xuất từ cam thảo, giúp cung cấp dưỡng chất bổ sung Lipid và được khuyến khích sử dụng cho da khô, thiếu ẩm, ngứa, dễ bị dị ứng. Đồng thời, ngay lập tức làm dịu, phục hồi tạo nên sự thoải mái lâu dài cho da khô, rất khô và dị ứng.
3.6. Kem chống nắng cho da nhạy cảm
Kem chống nắng là bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da nhạy cảm, giúp bảo vệ làn da toàn diện trước tác hại của tia UVA, UVB và một số tác nhân khác ngoài môi trường. Đối với loại da này, bạn nên chọn những sản phẩm chứa thành phần lành tính như titanium dioxit hoặc kẽm oxit và có chỉ số SPF tối thiểu là 30.
4. Một số lưu ý khi chăm sóc da nhạy cảm
Trong quá trình lựa chăm sóc da nhạy cảm, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau đây để làn da được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cũng như đảm bảo an toàn:
4.1. Thành phần cần tránh
Ngoài các thành phần tốt có trong sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm, các bạn cũng nên tìm hiểu về những chất gây hại không nên sử dụng như sau;
- Paraben: Đây là chất bảo quản mỹ phẩm dễ gây tác dụng phụ lên da.
- Hydroquinone: Đây là hợp chất làm trắng da bằng việc loại bỏ tế bào chết, có thể gây kích ứng và làm mỏng da trong trường hợp dùng quá nhiều.
- Alcohol (cồn): Gây cảm giác ngứa ngáy hoặc nổi mẩn đỏ sau khi tiếp xúc với da.
- Nhóm Silicone: Đặc biệt là Dimethicone, Phenyl trimethicone, Cyclopentasiloxane,… vì có thể gây dị ứng với cho da nhạy cảm.
- Nhóm hương liệu: Tinh dầu và các hợp chất tạo mùi thường có khả năng dẫn đến các phản ứng bất thường trên da
- Nhóm phẩm màu: Thành phần gây kích ứng, dị ứng da mạnh nhất, nguy hiểm cho da nhạy cảm.
4.2. Thử trước khi dùng
Khi chăm sóc da nhạy cảm, nếu muốn sử dụng sản phẩm nào đó, hãy thoa 1 lượng nhỏ vào dưới cánh tay trước khi thoa lên da để thử phản ứng. Nếu không có dấu hiệu kích ứng bất thường thì hãy dùng trên mặt nhằm tránh những kích ứng không mong muốn.
4.3. Thay đổi thói quen tắm
Sữa tắm nước hoa luôn được các nàng yêu thích bởi không chỉ đem lại làn da sạch mịn mà còn lưu hương trên da bền lâu. Tuy nhiên, những ai sở hữu da nhạy cảm lại không phù hợp với loại sữa tắm này. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng sản phẩm chứa hương liệu nồng, chất tẩy rửa hay khử mùi mạnh. Đồng thời, nên tránh ngâm mình trong nước nóng quá 10 phút và hạn chế chà xát cơ thể để không gây thêm kích ứng và khô rát cho da.
4.4. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cũng là một vấn đề quan trọng trong quá trình chăm sóc da nhạy cảm. Bạn có thể tăng cường bố sung những thực phẩm giàu vitamin C, các loại đậu. Đồng thời, duy trì độ đàn hồi của da nhờ bổ sung acid béo như Omega-3 từ hạt lanh và dầu.
Ngoài ra, da nhạy cảm cần hạn chế ăn tinh bột và chất béo bão hòa, tránh xa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ cay nóng và stress. Bên cạnh đó, nên duy trì thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để góp phần ngăn ngừa tình trạng nổi mụn hay kích ứng da.
Trên đây là những thông tin hướng dẫn cách chăm sóc da nhạy cảm tốt và hiệu quả nhất. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn nắm được những đặc điểm, quy trình dưỡng da phù hợp nhất với bản thân. Đừng quên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc hợp lý, đúng cách để làn da luôn được khỏe mạnh và mịn màng nhé!